Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Sáng ngày 7/4 (tức ngày 17/2 âm lich), thị trấn Hậu Lộc long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Chùa Tam Giáo năm 2023

Tham dự Lễ hội có các đồng chí: Vũ Thị Hà - Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện; Hoàng Văn Công - Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện; Nguyễn Văn Luật - Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy; Cao Công Thức - HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Hậu Lộc và các đồng chí Lãnh đạo Đảng ủy xã Tuy Lộc; các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy; thành viên BTC Lễ hội, đại diện các cơ quan, trường học, trạm y tế và chi ủy, ban công tác mặt trận các khu phố cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương.

Chùa Tam Giáo (hay còn gọi là chùa Đồng) ở Thị trấn Hậu Lộc, tọa lạc trên một cồn đất được coi là đắc địa, lý tưởng: rộng tới 0,9ha, ở giữa cánh đồng lúa của khu Trung Thắng, thị trấn Hậu Lộc, xa khu dân cư, bốn bề gió mát, xung quanh chùa cây cối um tùm, khí thiêng tĩnh lặng.

Chùa được xây dựng từ thời Trần, lúc đầu ở cồn đất, cách chùa hiện nay chừng 100m về phía Tây. Chùa Tam Giáo là tên tự, chùa Đồng là tên Nôm (ở ngoài đồng). Chùa Tam Giáo thờ ba tôn giáo: Đạo Phật, Đạo Nho, Đạo Lão, nhưng thờ Phật vẫn là chủ đạo. Ngày nay, yếu tố Nho, Lão không còn. Về sau này, thờ thêm Đạo Mẫu.

Chùa Tam Giáo kiến trúc hình chữ “Tam”, hướng Tây, trước kia có ba cung: Hậu cung, Trung đường và Tiền đường. Năm 1920, dân làng tháo dỡ Tiền đường để làm đình làng, giờ dây chỉ còn hai cung. Hậu cung có kích thước dài 3,2m, rộng 3m. Phía trên có ba chữ nho được đắp nổi trên tường: “Tam Giáo tự” (chùa Tam Giáo). Trên thượng lương chùa vẫn còn dòng chữ: “Khải Định tam niên lập nguyệt sơ nhất nhật Ngọ khắc thu thụ thượng lương đại cát” (nghĩa là: Thượng lương được dựng vào giờ Ngọ, ngày mùng Một tháng Chạp niên hiệu Khải Định thứ ba - năm 1918).

Chùa Tam Giáo có giá trị lớn về mặt tôn giáo, lịch sử, kiến trúc: Ba pho tượng Tam thế cổ, nhưng trong khi tu sửa những người thợ không biết đã sơn lại ba pho tượng này, làm mất đi nguyên bản sơn cổ. Nếp nhà gỗ với kiến trúc hoa văn cổ. Đặc biệt bốn chân tảng bằng đá nguyên khối của Tiền Đường, có niên đại ở thế kỷ XIII, đời Trần. Bên trong của chân tảng hình tròn nổi, chạm 16 cánh sen nổi, đầu cánh sen nhô cao. Xung quanh chùa là vườn cây ăn quả, cây cổ thụ, đường đi lối lại được lát gạch, sân có mái tôn che, các chậu cây cảnh được bày trí ngay thẳng rất hấp dẫn du khách. Với những giá trị ý nghĩa đó, năm 2009 chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

Tại buổi lễ, các đại biểu và bà con nhân dân đã cùng được ôn lại đôi nét về lịch sử của Di tích lịch sử văn hóa và Lễ hội truyền thống Chùa Tam Giáo. Sau màn đánh trống khai hội của lãnh đạo UBND thị trấn Hậu Lộc là phần dâng hương, tổ chức các Lễ tế Nam Giao, tế Nữ quan và tế Bát Nhã; …..Tại lễ hội, người dân và du khách còn được tham quan, chụp hình lưu niệm và tham gia thi đấu Cơ f tướng,...

Hình ảnh hoạt động tại Lễ hội

Đồng chí Cao Công Thức - HUV, Bí thư Đảng, CT HĐND và các đồng chí Lãnh đạo địa phương, Đại đức Thích Thanh Đạt trao Hoa và quà lưu niệm cho các đơn vị tham gia giao lưu Văn nghệ

Trước đó, tối 6/4, UBND thị trấn, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Tam Giáo tổ chức chương trình giáo lưu văn nghệ. Tại chương trình, hơn 200 diễn viên không chuyên là hạt nhân văn nghệ của 14 tổ dân phố trên địa bàn và các câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật đã biểu diễn 16 tiết mục ca, múa, hát đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi đức Phật, giá trị của Chùa và tình đoàn kết keo sơn của Nhân dân./. 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ TRẤN- HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND Thị trấn Hậu Lộc

Địa chỉ: Khu Trung Tâm, Thị trấn Hậu Lộc

Số điện thoại: 0916623312

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa